Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Cách chăm sóc phong lan thân thòng

1. Cách chăm sóc dùng chung cho lan thân thòng: Phi điệp, Hạc vỹ, Long tu, Trầm, Giả hạc pháp, Giả hạc hawai, đùi gà...

2. Các loại lan khác tương tự cũng ko có vấn đề gì, cái quan trọng là phải nắm được mùa phát triển, mùa nghỉ của loại lan ấy và có cách chăm sóc phù hợp. Nắm được mùa ra hoa thì sẽ lắm được mùa phát triển và mùa nghỉ của loại lan đó.

3. Ví dụ như Phi điệp tím thì mùa phát triển là hè-thu, vào cuối thu đầu đông cây sẽ vào mùa nghỉ, lúc này lá sẽ rụng dần và ra hoa từ chính những giả hành này.

4. Đại loại là chăm nhiều tưới nhiều vào mùa phát triển, hạn chế tưới và dừng tưới vào mùa nghỉ.

5. Có ba nguyên tắc cần tuân thủ: gió mà không gió; nắng mà không nắng; nước mà không nước? Đại loại là giữ sao cho tiểu khí hậu của vườn ở mức cân bằng và gần giống với khí hậu vùng xuất xứ của lan.(sưu tầm và học hỏi từ các anh em nhiều kinh nghiệm)

6. LAN PHI ĐIỆP TÍM: Có tên khác là Giả hạc (tên khoa học: Dendrobium Anosmum)

- Đây là một trong số các giống phong lan thân thòng thân cao chừng 60 cm - có khi tới 1,8 m. Mùa hè thu cây ưa nắng, cần rất nhiều nước vì đang trong giai đoạn phát triển. Giai đoạn cuối thu đầu đông phải giảm nước, giảm ánh sáng giúp cây đi vào giai đoạn nghỉ rồi rụng lá. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung/dớn/thân gỗ... nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày.
- Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng, chịu được lạnh và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 5-12cm, hương thơm nồng nàn.

Cách trồng:

1. Ánh sáng: Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

2. Nhiệt độ: Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

3. Ẩm độ và thoáng gió: Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi. Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

4. Vật liệu trồng và chậu: (Nên xử lý giá thể như ở bài 1)
- Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…nhưng tốt hơn cả là trồng dớn, trong chậu gỗ và treo lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc.
- Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

5. Tưới nước
- Mùa hè thu lan vào độ phát triển mọc mạnh, tưới 2 lần một ngày và cho ăn nắng.
- Vào cuối thu đầu đông, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

6. Bón phân
- Lan không ưa phân bón có nhiều chất Nitơ (Đạm) cho nên bón với phân 20-20-20 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều Nitơ quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

7. Phòng bệnh:
- Phun phòng bằng nước vôi trong, 1 cục vôi to bằng ngón tay cái cho vào 1,5l, chờ nước trong thì lấy phần nước trong ấy phun vào giá thể lan, 1 tháng 2 lần, có thể phun phòng bệnh bằng starner(chuyên cho thân thòng), rẻ hơn thì ridomil gold (50k/bịch)
- Phun nước vôi trong cây sẽ cứng cáp và ko bị thối nhũn thối mềm vì vôi có canxi, đồng thời vôi có khả năng diệt khuẩn nên phòng rất tốt, ridolmild gold thì phòng nấm chống thối nhũn, starner thì chuyên diệt khuẩn, starner ko hại cho thân thòng
- Lưu ý: sau khoảng 6 tiếng thì xịt lại bằng nước lã nhé các bạn

8. Ghép lan, thay chậu, tách nhánh
- Thời gian ghép lan thuận tiện nhất là vào mùa đông khi cây đã rụng lá và vào mùa nghỉ.
- Thời gian thay chậu tách nhách tốt nhất vào mùa xuân khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa.

Cách chăm sóc theo hướng dẫn của anh Nguyễn Ngọc Sơn:


Phi điệp có mùa nghỉ, Mùa xuân là mùa nảy mầm, mùa hạ thu là mùa phát triển và mùa đông là mùa nghỉ, căn cứ vào từng giai đoạn mà chăm sóc thôi. Ví dụ mùa phát triển thì cần chăm sóc tối đa, mùa xuân hạ có thể bón phân tăng trưởng (30-10-10) chẳng hạn, mùa thu bón hội tụ hoa như 20-20-20.Khi lan thắt ngọn và lá vàng thì dừng các loại phân và chế độ tưới giảm dần,khi rụng lá thì việc chăm sóc tưới tắm coi như stop chỉ khi nào kiểm tra thấy thân nhăn nheo thì mới tưới còn thân vẫn tròn căng thì thôi.
- Cuối thu đầu đông thân sẽ rụng lá và sẽ ra hoa hoặc keiki. Chăm nhiều độ ẩm cao vào kỳ nghỉ thì sẽ ra nhiều kie, ăn nắng nhiều sẽ ra hoa

Cách chăm sóc theo hướng dẫn của anh Thanh Binh Nguyen

- Cuối thu, đầu đông cây chuẩn bị vào mùa nghỉ đông nên rễ ko phát triển, nhu cầu về nước ít nên hạn chế tưới. Khi đó cây sẽ vào giai đoạn chuẩn bị rụng lá để vào chu kì ủ mầm chuẩn bị hoa. Mùa này bạn chỉ tưới thật ít để duy trì cho cây thôi. Mùa đông tưới phun sương 1 tuần 1 lần với cây ghép gỗ chứ trồng chậu thì ít hơn. Ngày nắng khô mới tưới chứ trời nồm ẩm ko tưới.

- Mùa xuân tiết trời ấm cây đâm trồi và nứt nụ, thời kì này nên tưới phân giàu kali cho hoa bền khỏe và cây cứng cáp. Đầu hè là thời kì cây con ra rễ và phát triển mạnh nên cần nhu cầu rất cao về nước và đạm cho mầm phát triển. Quá trình hè-thu là giai đoạn cây phát triển mạnh nén cần nhiều nước, đạm, lân và nắng giúp thân đanh cứng mới cho hoa nhiều.

Cuối thu cây bắt đầu thắt ngọn là thời kì giảm tưới nước dần. Khi thời tiết ấm lên( xuân), cây bắt đầu nứt mầm mới là thời kì tưới lại nhưng tăng dần và chỉ tưới ngày nắng ấm. Thời kì này nắng rọi gốc rất tốt cho cây nảy mầm và nảy nhiều mầm trên một gốc.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phun kết hợp vài loại, phun định kì và phun ngay sau khi kết thúc mưa dài ngày. Kiểm soát lượng đạm bón vì nếu nhiều cây yếu dễ nhiễm bệnh.

Phơi nắng nhiều và tăng cường canxi bằng nước vôi cho cây cứng khoẻ. Hạn chế nước mưa đọng ngọn. Giá thể thoáng và có thời điểm rễ khô để hạn chế nấm. Còn nhiều yếu tố nữa như môi trường ko quá ẩm, diệt côn trùng, tránh va chạm làm tổn thương cây
Mỗi nơi mỗi vùng miền và mỗi vườn sẽ khác nhau về thổ nhưỡng nên sẽ đôi chút khác nhau về cách chăm sóc

Cách chăm sóc phong lan thân thòng Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Cam Khánh Trình

0 nhận xét:

Mời bạn đóng góp ý kiến cho tronghoalan.com