Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

ẨM ĐỘ ĐỐI VỚI HOA LAN

Sớm muộn gì các nhà vườn trồng phong lan cũng bị vấn đề ẩm độ không khí làm bận tâm.

Khi trồng hoa lan người ta cố gắng tạo một ẩm độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển các giống lan hiện có. Thông thường ẩm độ tương đối tối thiểu 70% thích hợp cho sự tăng trưởng của nhiều loài. Tuy nhiên ẩm độ lý tưởng vẫn là ẩm độ của vùng bản xứ mà loại lan đó được tìm thấy.



Ẩm độ tương đối của không khí là tỷ số giữa sức trương hơi nước thật sự và sức trương hơi nước bão hòa ở nhiệt độ đó. Ẩm độ tương đối được tính bằng phần trăm (%).
n = 100 c e : sức trương hơi nước thật sự
c w e„ : sức trương hơi nước bão hòa.
Ẩm độ tương đối dùng để đo sự cách biệt giữa trạng thái hơi nước của không khí và trạng thái bão hòa. Sự cách biệt này do ta cảm giác khô ráo hay ẩm ướt. Nếu không khí hoàn toàn khô ráo thì e = o tức H = 0%, ở trạng thái bão hòa tức là khi hơi nước biến thành nước ẩm độ bằng 100% đây là ẩm độ trong mây và sương mù.
Các nhà vườn đã cố gắng dùng các biện pháp khác nhau đế kiểm soát điều kiện ẩm độ tại các vườn lan của họ, nhằm mục đích tạo ấm độ ổn định cho sự phát triền của cây lan cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh và điều khiển sự ra hoa.
Ẩm độ tương đối thay đổi tùy theo mùa trong năm và tùy theo giờ trong ngày, mùa mưa cao hơn mùa nắng, ngày có mưa cao hơn ngày quang đãng, sáng sớm cao hơn giữa trưa. Ngoài ra nếu vườn lan được đặt tại vùng chung quanh có nhiều cây cối và sông rạch, ẩm độ sẽ cao hơn và điều hòa hơn vùng trống trải. Tương tự, vùng gần biển ẩm độ sẽ ổn định và cao hơn vùng lục địa.
Ớ Việt Nam, ẩm độ tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ 80-90%. Ẩm độ tối đa trong ngày vào lúc sáng sớm, tối thiểu vào lúc 12 giờ trưa, ở thành phố Hồ Chí Minh, ẩm độ thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3 (74%) và cao nhất vào tháng 9 (87%). Còn miền Bắc ẩm độ cao vào tháng 2 và tháng 3 vì đây là những tháng mót mẻ và có mưa phùn dai dẳng. Đây là miền có ẩm độ cao nhất nước vì có mùa khô ngắn, từ tháng 12 đến tháng 1. Miền Trung là vùng có ẩm độ thấp vì mùa mưa ngắn, từ tháng 9 đến tháng 12 và do hiệu ứng rất mạnh của dãy Trường Sơn trên luồng gió Phơn trong mùa hè. Vùng Phan Rang là nơi có ẩm độ thấp nhất nước, 79- 80% vì đấy là vùng ít mưa.

Tuy nhiên, lượng nước tưới hàng ngày mới chính là điều kiện quyết định ẩm độ cục bộ trong chậu và ẩm độ trong vườn, nó góp phần hình thành một tiều khí hậu cá biệt. Ngoài ra sự thông gió, nhiệt độ, độ chiếu sáng là “ chìa khóa” giảm ẩm độ khi cần thiết.

Ẩm độ tương đối được đo bằng một dụng cụ gọi là ẩm kế. Ẩm kế gồm hai nhiệt độ thủy ngân t và t’. Nhiệt kê gọi là nhiệt kế khó dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế t’ gọi là nhiệt kế ướt có bầu thủy ngân đặt trong một bao vải ướt và dùng để đo nhiệt độ của mặt bốc hơi của bao vải ướt nói trên. Sự chênh lệch giữa 2 nhiệt độ khô và ướt (t’< t) giúp ta tính được ẩm độ tương đô'i của không khí. Có nhiều loại ẩm kế tự ghi giúp ta biết được ẩm độ tương đối của không khí trong suốt tuần lễ.
Một phương pháp đơn giản nhất được sử dụng đế ước định ẩm độ trong vườn là dùng thực vật chỉ thị. Sự xuất hiện của các loài rau Má lá nhỏ (Hydrocotyle rotundifolia), Càng Cua (Peperomia pellucida), Me Đất (OxẨms cornìculata), rau sâm lá nhỏ (Portulaca quadrifida) rau thềm nhà {Pilea microphylla)... trên mặt đất và các loài rêu xanh trên thành chậu và giá thể, minh chứng không khí có ẩm độ tương đối khá cao.
Cũng có thể dùng tay sờ vào thành chậu để đoán ẩm độ: Nếu tay cảm thấy ẩm là chậu đã thừa nước, bề mặt chậu khô và mát là vừa; nếu khô và hơi ấm là thiếu.

Phải lưu ý, cây lan luôn luôn bị chết rất nhanh vì thừa hơn là thiếu nước. Đây cũng là một “sự cố” mà các người mới chơi lan thường hay mắc phải. Thừa nước quá cây sẽ bị thối và chết trong vài ngày; thiếu nước cây còi cọc, sức tăng trưởng chậm do sự giảm quang hợp và tăng hô hấp nhưng sống lay lắt rất lâu. Dĩ nhiên, một ẩm độ vừa phải, thích hợp cho từng loài là tốt hơn cả cho sự sinh trưởng và phát triển.

Căn cứ vào loại hình rừng và điạ điểm của loại lan dược lấy trong loại hình rừng ấy có thể giúp ta dự liệu điều kiện ẩm độ tôi hảo của lan. Ví dụ: loài Hạc Đỉnh chỉ mọc ở đầm lầy.cho nên khi trồng không bao giờ ta sợ cây lan chết vì ẩm độ quá cao hay vì úng, và ngược lại, loài Nhất điểm hồng, Đuôi cáo chỉ mọc ở các loại rừng khô, nên không bao giò sợ chúng chết khi trồng ở ẩm độ quá thấp. Các cây của giống Coelogyne, BulbophyLlum, Paphiopedilum thường mọc ở ven suối nên khi trồng ta nên tạo cho nó một ẩm độ cao hơn các loài khác.
Ta cần phân biệt ba loại ẩm độ: ẩm độ của vùng, ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu.
Ẩm độ của vùng là ẩm độ của một vùng có diện tích nhò mà ở đấy ẩm độ gần đồng nhất nhau (Ví dụ: Vùng Duy Tân, vùng Thủ Đức, vùng Thủ Thiêm...), định nghĩa này chỉ có ý nghĩa tương đối. Âm độ của vùng là ẩm độ tạo ra do thiên nhiên.
Ẩm độ của vườn là ẩm độ đo dược trong vườn lan.
Ẩm độ cục bộ trong chậu là ẩm độ trung bình của các chậu lan có trong vườn, ẩm độ này đo được trong các giá thể.
Ẩm độ của vùng < ẩm độ của vườn < ẩm độ cục bộ trong chậu.
Nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu cao, dó đó ta không cần tưới nước hoặc câu tạo một giá thể giữ ẩm.
Nếu ẩm độ của vùng thấp, ta tăng lượng nước tưới và giá thể được cấu tạo gỗm những chất hút ẩm.
Dĩ nhiên là, có sự quân bình về ẩm độ theo chiều thuận giữa 3 ẩm độ nói trên, từ vùng rộng sang vùng hẹp. Căn cứ vào các chỉ tiêu ẩm độ này, giúp nhà vườn cái thiện điều kiện ẩm độ hoàn hảo nhất cho sự tàng trưởng. Do đó nếu vườn lan dặt tại vùng cao ráo, ta dễ dàng tâng ẩm độ của vườn bằng cách tưới nước thường xuyên dưới mặt đất, tạo một ầm độ qua sự bốc hơi nước, nhưng tôt nhất là dùng một số loài thực vật ưa bóng và chịu ẩm, như các câỵ chỉ thị đà nói ở trên. Nên nhớ là, sự bốc hơi nước cua bề mặt diện tích lá lớn hơn rất nhiều so với sự bốc hơi cua diện tích đất mà cây mọc trên đó. Nếu đã cải tạo như trên, mà ẩm độ của vườn vân chưa đủ đáp ứng, lúc này ta cấu tạo cho cây một giá thế hoàn toàn giữ ẩm để tráĩih cho lan bị “xốc” trong quá trình tồng trưởng do sự bốc hơi nước như : xơ dừa, rề lục bình.

Cần lưu ý là, ẩm độ trong vườn cao thì tốt hơn là ẩm độ cục bộ trong chậu cao.

Nên nhớ lan ít bị chết do ẩm độ trong vườn cao, mà thường bị chết do ẩm độ cục bộ trong chậu cao, nhất là ẩm độ cục bộ này tạo bởi các giá thể hoàn toàn giữ ẩm hiện diện trong chậu. Ẩm độ cục bộ chỉ được tăng lên trong trường hợp không có cách nào khác, do ẩm độ trong vườn quá thấp không đủ cung cấp cho sự phát triển của cây khi sự thông gió quá độ. Tưới nước vào chậu, sẽ làm tăng ẩm độ cục bộ, phải lưu ý vấn đề này nhất là mùa mưa, vào những ngày mưa dầm.

ẨM ĐỘ ĐỐI VỚI HOA LAN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Cam Khánh Trình

2 nhận xét:

Mời bạn đóng góp ý kiến cho tronghoalan.com