Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI HOA PHONG LAN

Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp của Hoa lan. Đây cũng là yếu tố quyết định nhất cho sự trổ hoa của Lan.




Tuy nhiên nhu cầu về ánh sáng của từng loài cũng khác nhau :
+ Vanda lá tròn, Arachnis, Renanthera, nhu cầu về ánh sáng 40.000 lm/m2, khoảng 100% ánh sáng.
+ Dendrobium, nhu cầu về ánh sáng 15.000 - 30... lm/m2, khoảng 70% ánh sáng.
+ Vanda lá sắp thành hàng, Ascocenda nhu cầu về ánh sáng 15.000 — 2000 lm/m2, Khoảng 60% ánh sáng.
+ Cattleya, nhu cầu về ánh sáng 12.000 - 20.000 lm/m2, khoảng 50% ánh sáng.
+ Phalaenopsis, nhu cầu về ánh sáng 5.000 - 14.000 lm/m2, khoảng 30% ánh sáng.
+ Paphiopedilum, nhu cầu về ánh sáng 8.000 - 10... lm/m2 khoảng 30% ánh sáng.
Trừ những loài ưa sáng hoàn toàn và loài ưa 70% ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng trực tiếp của mặt trời, còn các loài khác nên dùng ánh sáng khuếch tán, nếu không cây dễ bị bỏng lá.
Quan sát sự biến thiên ánh sáng trong ngày cũng giúp ta ngăn ngừa được sự bỏng lá ở một số loài lan. Ánh sáng trong ngày cao nhất vào giữa trưa 800kcal/m2 giờ, thấp nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối 100 kcal/m2 giờ, thường trước 7 giờ và sau 17 giờ, cường độ ánh sáng không đáng kể. Do giữa trưa đường đi của tia sáng trong vùng khí quyển từ mặt trời đến trái đất là gần nhất cho nên cường độ ánh sáng giữa trưa rất cao, như vậy nếu để trực tiếp cây lan thời điểm này rất dễ gây bỏng lá, mặc dù đối với giác quan con người, lại cảm thấy ánh sáng nhiều nhất là từ 1 - 2 giờ chiều. Sở dĩ có cảm giác đó là do nhiệt độ không khí lúc này cao nhất, nhưng cường độ ánh sáng lại giảm dần. Chính sự hâm nóng của nhiệt độ làm cho ta có cảm giác là ánh sáng nhiều hơn.
Cường độ quang hợp gia tăng với cường độ ánh sáng. Tuy nhiên khi cường độ ánh sáng vượt qua một trị số giởi hạn nào đó thì sự quang hợp không tăng lên nữa và có thể giảm xuống và ánh sáng ở trị số này là ánh sáng bão hòa. Vì vậy để ngăn ngừa sự bỏng lá và gia tăng quang hợp của cây, không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng vào giữa trưa, ngoại trừ một sô loài ưa sáng hoàn toàn (như Huyết nhung) .
Sau đây là bảng danh sách phân loại lan theo điều kiện ánh sáng của Julien Costantin :

1. Loại ưa sáng:

Agannisia, Arpophyllum giganteum, Barkeria, Bletia Cattleya citrina, c. ueddemaniana, c. Labiata var, Percivcdiana, c. Labiata var. Warneri, C.Skinneri, c.superpa, Coelogyne, Cyrtopodium punetatum, Epidendrum atropurpureum, E. Nemorale, Laelia albida. L.abceps, L.autunmalis, L.erispa, L. Digbyana, L.flava, L.glauca, Mormodes, Oncidium Jonesianum, o.lancea- num, o.lurìdum. o.splendidum, Pleione lagenaria.
р. macidata, p. Wain, chuma, P. Reickenbachiana, Schom burgkia, Thunia, Vanda teres.

2. Loại ưa bóng râm:

Ada aurantiaca, tất cả Aerides, Angraecum, Bollea, Calanthe, Cochlioda, tất cả Cypripedium, Disa Grandiflora, Epidendrum vitellinum, Masdevallia, Maxillaria. Miltonia, Odontoglossum, Oncidium cheirophorum, O.concolor, o. cris pum, o. Cucullatum,
O. Curtum, o. Flexuosum o. Forbesii, o. Hastatum, o. Kramerĩanum, o. Macranthum, o. MarshaUianum, o. Ornithorynchum, o. Papilio, o. Tigrinum, o. Varicosum, Paphúúa, Pescatoream Phaìus, Phalaenopsis, Restrepia, Saccolabium, Sophronitis, Stenia, Warscewiczella.

3. Loại trung gian:

Acineta, Acropera, Ansellia, Enfrenaría, Brassia, Brougỉrtonia, Burlingtonia, Calanthe vestita X c. Veitchi, Sandhurstiana, Catasetuni, Cattleya Aclandiae,
с. Elongata, c. Amethystoglossa, c. Bowringiana, c. Doiviana, c. Eldorado, c. Gaskelliana, c. Granulosa, c. Guttata, c. Harrisoniana, c. Intermedia, c. Labìata, c. Laivrenceana, c. Loddugessi, c. Marginata, c. Maxima, c. Lahmta var. Mendeli và Mossiae, c. Rex, c. Schroederae, c. Trianae. c. Velutina, Chrysis, Cỉrrhopetcdum, Comparettis, Coryanthes, Cynoches, Cymbidium, Dendrobium, Epidendrum bicornutum, E. Prismatocarpum, E. Wallisii, Eulophia, Galeandra, Habnaria, Houlletìa, Laelia cinnabarìna, L. Dayana X L. Elegans, L. Furfuraceam L. Harpophylla I. Majalis, L. Perrina, L. Purpurata, ỉ. Superbiens, L. Tenebrosa, L.
Xanthina, Leptotes, Lycaste, Odontoglossum Sehliepe- rianum, OncLdium ampliation, o. Cavendiskianum, o. Sarcodes, o. Sphacelatun, Peristeria, Pilumna, Pleione humilis, Sobredio, Spathoglottis, Stanhopea, Trickopilia, Trichosma, Vanda, Zy gopetalum.

Việc làm đầu tiên của người trồng hoa lan là phải thiết lập một giàn che. Giàn che quyết định đặc tính tiểu khí hậu nơi trồng. Một người trồng lan với mục đích tiêu khiển đúng mức cũng có ít nhất hàng chục chậu, còn kinh doanh thì nhiều hơn nữa. Do đó việc thiết kế giàn che thế nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc tính kỹ thuật của từng loài cần được nghiên cứu. Nhìn chung có 2 kiểu giàn che chính: bóng cây tự nhiên và giàn che nhân tạo.
Bóng cây tự nhiên cũng là một hình thức của giàn che, các tán cây như một tấm chắn để che chở cho cây lan chống đỡ với ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Những đặc tính tiểu khí hậu dưới tán cây rất tốt, đạt các yêu cầu mong muốn. Tuy nhiên cường độ ánh sáng ở đây có thể rất yếu, các loại lan trồng dưới tán cây thường thiếu ánh sáng, nên cây tăng trưởng kém và khó ra hoa do sự quang hợp yếu và đôi khi có trị số âm, vì cây chỉ hô hấp mà không quang hợp. Số lượng ánh sáng cần thiết để quang hợp cân bằng với hô hấp gọi là diểm bù. Điểm bù thay đổi tùy loại và tùy nhiệt độ. Điểm bù cho loài Hồ điệp là 5.000 lm/m2 ở 25ºC. Lan ưa sáng có điểm bù cao hơn lan chịu rợp. Do đó bóng cây tự nhiên chỉ dùng thích hợp cho một số loài và chỉ dùng trồng lan như một thứ tiêu khiển, khó phát triển trên qui mô công nghiệp vì ánh sáng dưới bóng cây tự nhiên phân bố không đều.
Giàn che nhân tạo có thề sử dụng gỗ, tre, sắt hay bất cứ một vật liệu nào để tạo một sự che sáng là được, sắt chỉ được dùng làm cột chống, vì nếu che sáng sẽ hấp nhiệt rất cao. Tuy nhiên muốn giàn che được đẹp, ta nên đùng những vật liệu đồng nhất.
Hiện tại bất cứ một vườn lan nào của thành phố đều dùng giàn che cố định về ánh sáng. Đa số cây lan đều chịu rợp một mức độ nào đó vì thế ánh sáng có cường độ quá lớn vào giữa trưa (800kcal/mz giờ) sẽ thừa cho cây, trong khi sáng sớm cường độ quá yếu không đủ cho cây quang hợp (l00kcal/m2 giờ). Vì thế, giàn che bằng lá sách có thể nghiêng một góc 45° với hướng mặt trời mọc hay mặt trời lặn sẽ tận dụng năng lực quang hợp của lan, vì giàn che này sẽ giúp cây nhận được một lượng ánh sáng tới nhiều hơn vào lúc sáng sớm hay chiều tối lúc mặt trời có cường độ ánh sáng yếu. Khi mặt trời lên thiên đỉnh, cường độ bức xạ tăng dần thì độ chiếu sáng vào lan cũng sẽ giảm. Độ chiếu sáng hoàn toàn bằng không vào giữa trưa, lúc mặt trời với cường độ bức xạ cao nhất thì cây chỉ sử dụng toàn bộ ánh sáng khuếch tán. Như thế, từ sáng đến chiều luôn luôn cây quang hợp dưới điều kiện ánh sáng lý tưởng. Do đó giàn che kiểu này sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng, ngoài ra nó còn giúp cây lan tránh được những giọt mưa trực tiếp trong mùa mưa.

Khi thiết kế một giàn che, phải lưu ý các đặc điểm sau :
1. Các vật liệu dùng làm giàn che phải thật bền, nếu làm bằng gỗ nên chọn gỗ Sao (Hopea odoratà), Cà chắc (Shorea obtusa), Căm xe (Xylia xylocarpa), Sến mủ (Shorea roxburghii) vì đây là những loại gỗ có thể chịu đựng lâu dài với ẩm độ cao.
2. Các nẹp gỗ che sáng được đặt theo hướng Bắc, Nam, và như vậy ánh sáng mặt trời sẽ di chuyển từ Đông sang Tây nên mỗi cây lan hay từng điểm bất kỳ trong giàn che sẽ hưởng một cường độ ánh sáng như nhau, và cũng nhờ vậy ánh sáng sẽ không lưu lại một thời gian dài gây bỏng lá.
3. Giàn che cao khoảng 3m, lan được treo cách mặt đất lm. Khoảng cách 2m còn lại là khoảng cách vừa đủ để cho ánh sáng đến với cây là ánh sáng thật dịu.
4. Sự che sáng từ 30 - 70% thay đổi tùy loại.
5. Nên dùng loại tôn nhựa, vì những loại tôn này cho ta ánh sáng lý tưởng {tôn xanh sẽ cho ánh sáng dịu). Giàn che bằng tôn nhựa sẽ giúp cây tăng trưởng điều hòa và có thể kiểm soát được lượng nước tưới chính xác. Ngoài ra, nó cũng giúp cho giống Cattleya không bị thối đọt và giống Phalaenopsis không bao giờ chết vì những trận mưa đêm. Tuy nhiên cường độ ánh sắng dưới giàn che bằng tôn nhựa xanh không đủ cho các loại lan cần nhiều ánh sáng, ví dụ : Dendrobium, Vanda. Do đó tôn trăng hoăc màu vàng thay thế tôn xanh để sử dụng cho các loài cần nhiều ánh sáng hơn.

Do điều kiện đất đai thành phố bị hạn chế, một số nhà vườn dùng sân thượng nhà ở của mình để trồng lan. Nếu một ngôi nhà với kết cấu móng vững chắc và bề mặt sân thượng được gia cố bằng xi măng chống thấm hoặc bằng hắc ín, thì cũng có thể sử dụng để trồng lan có tính cách gia đình. Nên nhớ cây lan trồng trên sân thường khó giúp cho cây phát triển so với dưới đất rất nhiều, bởi vì trên cao với tốc độ gỉó khá lớn, ẩm độ thấp do nhiệt độ cao (nhiệt độ cao này gây ra do sự hấp thụ các bức xạ mặt trời của nền xi măng và mái nhà lân cận rồi khuếch tán ra và hâm nóng không khí). Vì thế khi lập một vườn lan trên sân thượng phải nhớ: có sự tương quan thuận giữa nhiệt độ và độ che nắng. Nếu nhiệt độ càng cao, độ che năng càng tăng, tức ánh sáng sử dụng càng giảm. Nhiệt độ càng thấp, độ che sáng càng giảm, tức ánh sáng sử dụng càng tăng. Trái lại, ẩm độ và độ che sáng có sự biến thiên ngược chiều, do đó với điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ thấp, khi thiết kế một giàn lan trên sân thượng, độ che nắng phải hơn dưới đất 10 - 15% cho cùng một loài. Ngoài ra để đạt được kết quả mong muốn, phải cải tạo bề mặt sân thượng bằng cách trồng một số loài cây không cần đất như Coleus, Rau má (Hydrocotỵle rotundifolia), Trầu bà vàng (Pothos aureus). Sự cải tạo này sẽ giúp sân thượng đạt một ẩm độ lý tưởng qua quá trình thoát hơi nước của diện tích lá. Có thể tạo ẩm độ một cách đơn giản hơn bằng cách rải một lớp sỏi trên bề mặt sân thượng để giữ nước.

ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI HOA PHONG LAN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Cam Khánh Trình

0 nhận xét:

Mời bạn đóng góp ý kiến cho tronghoalan.com